1. Vỡ và rạn nứt hoặc gãy lưỡi cưa

Chỗ gãy lưỡi cưa bắt nguồn từ gáy của lưỡi cưa, tình trạng này thường xảy ra ở dòng máy cưa đĩa có khả năng cưa sắt, máy cưa kiếm cũng có xảy ra hiện tượng vỡ, rạn lưỡi cưa nhưng không thường xuyên, thậm chí rất ít.

Nguyên nhân và cách khắc phục

  • Nguyên nhân đầu tiên xảy ra tình trạng vỡ, rạn lưỡi cưa trên máy cưa sắt đó chính là do sai số răng cưa, cách khắc phục lỗi này rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn lưỡi khoảng từ 3-5 răng cắt để làm việc là sẽ hạn chế tối đa tình trạng này.
  • Thứ hai đó chính là do lưỡi bị kéo căng quá mức làm khả năng làm việc của máy hạn chế đi rất nhiều, cách tốt nhất bạn nên làm lúc này là giảm độ căng của bánh dẫn động
  • Cũng có khi bạn đưa vật liệu cần cắt như cắt sắt, nhôm... vào máy cưa sắt quá nhanh khiến lưỡi cưa bị mẻ, lúc này bạn nên giảm vận tốc đưa vật liệu vào lưỡi cưa.
  • Dùng lực ép mạnh lên lưỡi cưa cũng khiến lưỡi cưa bị hỏng và công việc không thể hoàn thành được, lúc này bạn sẽ phải điều chỉnh lưỡi cưa lại bằng tay để lưỡi thẳng, tạo cho đầu đường răng cứng và có khả năng làm việc tốt nhất.

2. Lưỡi cưa bị vòng, bị xoắn

Tình trạng này thường chỉ xảy ra với lưỡi cưa của chiếc cưa lọng tay, khi lưỡi cưa sau 1 thời gian dài sử dụng không còn giữ được độ thẳng của mình nên làm ảnh hưởng đến công việc của bạn. Nguyên nhân chính là do lưỡi cưa bị căng quá mức hoặc cưa có bán kính quá hẹp.

Để khắc phục tình trạng này bạn nên giảm độ căng của bánh dẫn động và căng chỉnh lại bán kính lưỡi cưa sao cho chúng đạt độ vừa phải nhất là được.

3. Mạt cưa vị dính bết vào răng cưa 

Ở nhiệt độ cao hoặc áp lực được tạo ra trong quá trình cưa đã khiến mạt cưa dính bết vào đỉnh răng cưa hoặc xung quanh bề mặt răng cưa của máy cưa sắt, đây là lỗi thường gặp tiếp theo ở lưỡi cưa của máy cưa sắt hay bất kỳ dòng máy cưa cầm tay nào khác cũng vậy.

  • Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mạt cưa đó chính là do thiếu dung dịch làm mát hoặc không đúng tỷ lệ dung dịch vậy nên bạn cần bôi tra nhỏ dung dịch theo đúng tỷ lệ quy định với mỗi vật liệu cắt rồi mới tiếp tục sử dụng máy cưa sắt của mình.
  • Bên cạnh đó, cũng có thể là do chổi quét mạt cưa bị mòn, mất, hỏng, hoặc lắp không đúng vị trí mới khiến cho lưỡi cưa sắt tạo ra các mạt cưa, bạn có thể tiến hành kiểm tra và sửa chữa chổi quét mạt cưa.
  • Tốc độ chạy của lưỡi cưa không đúng chính là lý do lớn nhất khiến cho các mạt bụi được tạo ra, bạn cần căng chỉnh vận tốc chạy lưỡi cưa đúng với quy trình cắt/cưa để mang lại hiệu quả tốt nhất.

 

4. Sai bước răng

Tùy theo độ dày vật liệu mà có thể chọn bước răng lưỡi cưa. Việc chọn bước răng gây nên sự khó khăn cho rất nhiều người. Nên nhớ rằng, bước răng dày sẽ làm bề mặt vật liệu sau khi cắt  nhẵn hơn, đẹp hơn nhưng tốc độ cắt chậm. Ngược lại, bước răng thưa hơn làm đẩy nhanh tốc độ cắt vật liệu nhưng bề mặt cắt lại xấu hơn và thường phải gia công lại bề mặt.

Trong trường hợp lưỡi cưa  bị gãy do sai bước răng nên xác định lại tốc độ cắt và độ dày vật liệu. Sau đây là hướng dẫn lựa chọn bước răng lưỡi cưa hiệu quả.

5. Lưỡi cưa không tương thích với model máy cưa

Mỗi loại máy cưa sẽ tương thích với một hoặc một nhóm lưỡi cưa nhất định. Do đó, nếu người mua hàng quên model máy cưa hoặc báo sai model máy thì bên cung cấp lưỡi cưa  sẽ không thể cung cấp lưỡi cưa thích hợp.

6. Đưa vật liệu cần cắt vào quá nhanh

Việc đưa vật liệu cắt vào quá nhanh có thể làm lưỡi cưa bị sốc và gãy lưỡi. Nhất là đối với loại lưỡi cưa mới, máy cưa cần có 1 khoảng thời gian nhất định để tương thích với lưỡi cưa.

Trong trường hợp này, cần chỉnh tốc độ cắt của lưỡi cưa chậm lại lúc mới đưa vật liệu vào và tăng dần tốc độ.

 

Viết bình luận

Email của bạn sẽ không được công khai. * là trường bắt buộc bạn phải điền.

Logo thương hiệu

Đăng ký nhận tin

Nhận thông tin sản phẩm mới nhất, tin khuyến mãi và nhiều hơn nữa.

Lên đầu trang